1. Khái niệm về PR, Communications và ý nghĩa của PR?
PR là gì?
Ở Việt Nam cũng như các nước có nghề PR phát triển, khái niệm về PR vẫn còn gây tranh cãi và còn nhiều khái niệm về PR khác nhau. Rõ ràng điều này cho thấy, sẽ không có câu trả lời ngắn gọn và dứt khoát về nghề PR như các nghề khác. Tuỳ thuộc vào từng mục đích sử dụng và ứng dụng cho hợp lý với từng lĩnh vực.
PR viết tắt từ Public Relations. Nếu dịch từ PR qua tiếng Việt thì từ PR có nghĩa là quan hệ công chúng. PR là phương pháp thông minh đưa thương hiệu của Doanh nghiệp hay công ty đến khách hàng một cách nhanh nhất. Theo thống kê có 80% người cập nhật tin tức qua báo mạng (báo online).
Quan điểm của nhà nghiên cứu PR, Frank Jefkins cho rằng: “ PR bao gồm tất cả các hình thức truyền thông ra bên ngoài và bên trong, giữa một tổ chức và công chúng của họ vì mục đích đạt được mục tiêu cụ thể liên quan đến sự hiểu biết chung”
Hiểu đơn giản thì PR là làm những việc tốt và nói cho người khác biết. PR là một quá trình mang tính chiến lược, không phải là một hoạt động nhất thời thích thì làm, từ các tổ chức doanh nghiệp, các tổ chức chính phủ, phi chính phủ kể cả cá nhân sử dụng nó đối thoại, để truyền thông đến đối tượng công chúng. Mục tiêu để xây dựng mối quan hệ và sự thấu hiểu, sự ủng hộ lẫn nhau.
Communications?
Communication được hiểu là truyền thông tiếp thị đề cập đến các phương tiện được các công ty chấp nhận để truyền tải thông điệp về sản phẩm và thương hiệu. Truyền thông tiếp thị sử dụng kết hợp các kênh và công cụ tiếp thị khác nhau tập trung vào cách doanh nghiệp truyền tải thông điệp đến khách hàng tiềm năng. Một công cụ truyền thông tiếp thị có thể là bất cứ thứ gì từ quảng cáo, bán hàng, tiếp thị trực tiếp, bán hàng tại điểm bán đến quan hệ công chúng.
Truyền thông theo marketing là “Communication” hay “Communications” sẽ phụ thuộc vào cách bạn hiểu truyền thông là gì. Nếu truyền thông liên quan tới việc sử dụng công nghệ nhằm truyền đạt thông điệp tới mọi người thì đó là “Communications”. Còn nếu truyền thông là sự tương tác giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng thì nó sẽ là “Communication”.
Communications: Liên quan tới các phương tiện truyền thông có chức năng chuyển tin đi chứ không cần nhận thông tin về, đây là một dạng truyền thông một chiều và không phù hợp với doanh nghiệp hiện đại.
Communication: Là nền tảng truyền thông bao hàm những nội dung phức tạp hơn Communications. Nó xây dựng thông điệp, lựa chọn hình thức tiếp cận phù hợp và có nhận phản hồi từ người tiêu dùng, khách hàng.
PR và Communications có một số nội dung giao nhau tuy nhiên Communications có khái niệm rộng hơn còn PR chỉ là một phần trong Communications.
2. Tầm quan trọng của PR trong tổ chức ?
- PR xây dựng nhận thức về tổ chức mình đang làm, về công việc mình đang làm
- PR giúp lan tỏa thông tin đến cộng đồng
- PR giúp có sự ủng hộ người khác
- PR nâng cao liên kết, gắn kết chặt chẽ với cộng đồng
- PR giúp gây ũy cho tổ chức, phục vụ hoạt động tổ chức
- PR giúp tuyển dụng nhân sự
- PR giúp phòng tránh các khủng hoảng uy tín
- PR giúp phục vụ cho công việc của tổ chức hay doanh nghiệp khẳng định thương hiệu trong lòng khách hàng
3. Đường đi của PR?
PR là một quá trình từ tổ chức (NPO) đến công chúng (Audiences) thông qua các công cụ truyền thông, phương tiện truyền thông gọi là media. Thực hiện quá trình này sẽ giúp công chúng, khách hàng
- Thứ nhất là làm PR giúp công chúng, khách hàng chú ý tới mình, công việc của mình
- Thứ hai là làm PR giúp công chúng hiểu mình, hiểu việc mình làm
- Thứ ba là giúp người khác tin mình, nghĩ đúng về mình
- Thứ 4 là mục tiêu cao nhất là công chúng hay khách hàng từ tin mình chuyển sang yêu mình.
Vậy giá trị cao nhất đạt được của PR là lấy được tình cảm của công chúng, tình yêu thương của công chúng dành cho tổ chức hay công việc của mình.
4. Hai nhóm việc liên quan trực tiếp tới PR?
Có 2 nhóm việc cần làm PR: là nội dung và công cụ
Nội dung được thể hiện bằng nhiều hình thức bằng hình ảnh, video, ngôn ngữ, văn bản, infographic, emagazine….
Công cụ có 3 công cụ chính là Earned media, Paid media, Owned media
- Earned media là kết quả truyền thông bằng bên thứ 3 nói về mình, người khác nói về mình, người ta lan tỏa doanh nghiệp mình mà mình không phải trả tiền cho việc đó.
- Paid media là kết quả truyền thông phải trả tiền
- Owned là kế quả truyền thông do mình làm được như website, fanpage, kênh của mình.
5. Chức năng, mục đích, nhiệm vụ cơ bản của PR?
Tìm hiểu chức năng của PR tức là tìm hiểu vai trò, bổn phận, nghĩa vụ xã hội của nó, hay nói cách khác chức năng được biểu hiện là tổng hợp của những vai trò và tác dụng của một tiến trình hay một hoạt động nào đó trong tự nhiên và xã hội.
Mỗi loại hình hoạt động trong đời sống xã hội loài người đều được đặc trưng bởi các chức năng của nó. Phù hợp với các đặc trưng đó là vai trò, vị trí và cả tính chất vận động của mỗi loại hình hoạt động.
Chính vì vậy,những chi thức về chức năng có ý nghĩa rất quan trọng cả về phương diện lý luận và phương diện thực tiễn. Nó cho phép con người nắm được những mỗi liên hệ chủ yếu của đối tượng nghiên cứu, là cơ sở để xác định phương hướng hành động một cách có hiệu quả.
Sau đây là vai trò, mục đích và nhiệm vụ của PR
Như các định nghĩa đã đề ra, kết quả các hoạt động PR về cơ bản phải là những hành vi thực tế của tổ chức và hiệu ứng từ những hành vi đó với công chúng. Vì vậy, trong số các chức danh khác nhau đang được sử dụng dành cho vai trò, chức năng của PR là quản trị truyền thông (hoặc thỉnh thoảng là quản trị truyền thông chiến lược), quản trị danh tiếng và quản trị quan hệ. Khi phác họa những chức năng đó, Fraser, Hiệp Hội PR Canada, cho biết tất cả đều là chức năng quản trị.
5.1 Vai trò của PR
Bản thân sự ra đời và tồn tại của PR đã khẳng định một cách khách quan vai trò, tác dụng và ý nghĩa của nó trong xã hội.
Vai trò chính của PR là giúp doanh nghiệp truyền tải các thông điệp đến khách hàng và những nhóm công chúng quan trọng của họ. Khi truyền đi các thông điệp này, PR giúp sản phẩm dễ đi vào nhận thức của khách hàng, hay cụ thể hơn là giúp khách hàng dễ dàng liên tưởng tới mỗi khi đối diện với một thương hiệu.
Ví dụ
Tã lót Huggies đã tổ chức một chương trình PR rộng rãi được quảng cáo khá rầm rộ “Bé Huggies năng động” hoặc Unilever vận động chương trình “Gửi tặng đồng phục đi học mà bạn không dùng nữa cho bột giặt OMO” cho các nữ sinh ở các vùng xa. Chương trình này có tính từ thiện, phục vụ cho cộng đồng nên đã tranh thủ được thiện cảm của công chúng
PR có mặt trong hầu hết các lĩnh vực hoạt động xã hội, từ kinh tế, chính trị cho đến văn hóa…Bằng cách cung cấp thông tin và tạo nên hoạt động thông tin hai chiều, PR tạo mối liên kết trong xã hội, và là diễn đàn thúc đẩy dân chủ hóa xã hội. Trong sự phát triển của xã hội thông tin, PR đang dần thay thế quảng cáo trong vai trò cung cấp thông tin và thuyết phục khách hàng.
Trong xã hội hiện đại, PR phát huy tác dụng mạnh mẽ trong thương mại, trong chính trị, là công cụ đắc lực để xây dựng thương hiệu, từ thương hiệu cá nhân cho đến thương hiệu quốc gia.
Trong xã hội, PR có vai trò là người cung cấp thông tin, đóng góp vào việc tạo dựng mối liên kết trong xã hội, là diễn đàn đối thoại trong xã hội, để công chúng nói lên ý kiến của mình và tổ chức tiếp nhận phản hồi, từ đó có sự điều chỉnh thích hợp.
PR là bộ phận không thể thiếu trong hầu hết các tổ chức hiện đại. PR sẽ làm công việc quảng bá sự hiểu biết về tổ chức và các hoạt động của tổ chức đó, kể cả sản phẩm và dịch vụ cho nội bộ cơ quan lẫn công chúng, tham gia vào các quá trình hoạch định chiến lược, ra quyết định của ban lãnh đạo bằng cách thu thập, phân tích thông tin để đề ra chiến lược, và truyền thông các mục tiêu chiến lược
Không những thế, PR còn khắc phục sự hiểu nhầm, định kiến của công chúng đối với tổ chức cơ quan, đưa ra các thông điệp rõ ràng, nhanh chóng nhằm thay đổi tình thế bất lợi .
PR còn có khả năng thu hút và giữ chân được những người có tài làm việc cho mình qua việc quan hệ tốt nội bộ.
Ngoài những vai trò liên quan đến công việc trên, PR tạo ra cảm nhận về trách nhiệm xã hội đối với cộng đồng qua các hoạt động từ thiện, gây quỹ, chính điều này nó cũng góp phần xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp
Trong mỗi lĩnh vực PR sẽ phát huy vai trò khác nhau như hai yếu tố là dạng thức kinh doanh và vị trí của người thực hiện PR sẽ quyết định đến dạng thức tiến hành PR như thế nào.
Trong một tổ chức mà có nhiều người làm PR thì thường là những người trẻ hơn sẽ đảm nhận làm kỹ thuật, còn người đã có kinh nghiệm sẽ đảm nhận việc quản lý và giải quyết các vấn đề.
Qua những vai trò cơ bản trên của PR,thì nó cũng đòi hỏi những khả năng của người làm PR. Người làm PR cần nhanh nhạy, bình tĩnh, phải phân tích được những giá trị thay đổi trong xã hội để tổ chức mình có hướng điều chỉnh để thích ứng với các chuẩn mực và giá trị trách nhiệm xã hội, nhằm mục đích tác động đến đối tác gây ảnh hưởng một cách kịp thời và hợp lý.
Ví dụ.
Ở Châu Âu, các tổ chức rất chú ý đến vị trí của người làm PR và đặt nó ngang hàng với vị trí tài chính và luật phát trong tổ chức. Người làm PR phải là người nâng cao khả năng truyền thông của các nhân viên hoạt động trong tổ chức, hay cơ quan.
5.2 Mục Đích của PR
Trước khi làm bất cứ việc gì, con người đều hình dung, xác định trước về mục đích cần đạt tới, con đường và phương pháp hành động, phương tiện để tác động vào đối tượng. PR cũng vậy, cần nằm rõ mục đích của nó là gì? Mới có thể xây dựng chiến lược hành động
Mục đích của PR là tạo ra sự hiểu biết và danh tiếng giữa tổ chức với công chúng. Bời vì nếu hoạt động PR thất bại trong việc tổ chức những kênh thông tin hiệu quả với công chúng sẽ mang lại những hậu quả không mong muốn cho tổ chức đó.
Ví dụ về bài học thất bại
Trung tâm Khoa học và Môi trường Ấn Độ (CSE) ra thông báo rằng:
Các sản phẩm của Coca Cola và Pepsi chứa nhiều độc tố quá mức cho phép
Ngay lập tức, Pepsi lên tiếng phản ứng với thái độ cương quyết cho rằng sản phẩm của họ an toàn tuyệt đối
Thái độ này của Coca Cola và Pepsi đã tạo ra một làn sóng tẩy chay sản phẩm của hai hãng trên khắp Ấn Độ. Sau cùng, Chính phủ Ấn Độ đã minh oan cho Coca Cola và Pepsi, thế nhưng, theo như tờ Hindustan Times, “người Ấn Độ đã mất niềm tin vào Pepsi và Coca Cola”. Sau này, một quan chức Ấn Độ đã nói rằng Pepsi va Coca Cola thua tại thị trường Ấn Độ bởi họ “thân cô thế cô” trong khi Ấn Độ có tới vài chục hãng truyền thông.
Mục đích tiếp theo là tạo ra tin tức trên các phương tiện thông tin đại chúng, nhằm phổ biến những thông điệp đã thống nhất trên một loại hình báo chí , để phát triển một số lợi ích nhất định của một cơ quan hay cá nhân.
Mục đích hướng đến sự thay đổi nhận thức để cuối cùng dẫn đến những thay đổi về hành vi. Giúp cá nhân hay tổ chức có những điều chỉnh thích hợp để thích nghi với sự thay đổi của môi trường xã hội, kinh tế
Ví dụ
Đầu tư thông minh qua bảo hiểm
Bạn muốn đầu tư nhưng bất động sản, giá vàng, ngoại tệ cũng như thị trường chứng khoán lên xuống, nóng lạnh thất thường. Vậy nên đầu tư vào đâu để vừa an toàn lại vừa có thể sinh lời mà bạn không phải mất thời gian để tìm hiểu?
Bạn có muốn là một nhà đầu tư thông minh, nhanh nhạy nhưng không nhất thiết phải lên sàn giao dịch, theo dõi chỉ số VN-Index hàng ngày hay mất phí cho các công ty môi giới chứng khoán?
Đây là những giả thiết, các lập luận để thuyết phục người dân đầu tư vào bảo hiểm – một hình thức đầu tư an toàn và có lợi
Một trong những mục đích cơ bản của PR là hình thành, duy trì và tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau giữa một tổ chức với công chúng.
PR dự đoán, phòng ngừa và tham gia xử lý những rủi ro, khủng hoảng có thể xảy ra với cá nhân, tổ chức.
Về khả năng khủng hoảng, PR sẽ xem xét mọi nguy cơ tiềm ẩn có thể gây khủng hoảng; chuẩn bị và tập dượt quy trình xử lý khủng hoảng; xác định trách nhiệm của bộ phận xử lý khủng hoảng.
Khi khi tình huống xấu xảy ra, PR sẽ giải quyết khủng hoảng bằng cách tổng hợp, phân tích thông tin, xây dựng chiến lược, phương thức xử lý khủng hoảng. Liên hệ với các công ty đối ngoại chuyên nghiệp Tôn trọng tuyệt đối quy tắc phát ngôn chính thức, đồng bộ, nhanh chóng thiết lập kênh thông tin với báo chí, và các bên liên quan: cơ quan quản lý, khách hàng..
5.3 Nhiệm vụ hoạt động PR
Nhiệm vụ đầu tiên của hoạt động PR chính là sự truyền thông. Truyền thông chính là đề xuất hoặc trao đổi ý tưởng, ý kiến hoặc thông điệp qua các phương tiện khác như hình ảnh, biểu đổ, văn bản hoặc nói
Nhiệm vụ tiếp theo của nó là công bố trên báo chí: Phân phát hay truyền tải thông điệp đã được lập kế hoạch với mục đích rõ ràng qua các phương tiện truyền thông đại chúng có lựa chọn nhằm nâng cao lợi ích cho tổ chức.
Một nhiện vụ nữa là quảng bá tức là hoạt động thiết kế nhằm tạo ra và kích thích sự quan tâm vào một cá nhân, một sản phẩm, một tổ chức hoặc một vấn đề gì đó.
Tạo thông tin trên báo chí, chính là tạo ra các câu chuyện, tin phản ánh về phong cách sống, những thể loại thông tin “mềm”, thường liên quan đến các thông tin giải trí.
Tham gia cùng Marketing, một trong những mục đích của PR cũng là hoạt động tiếp thị hoặc quảng cáo để phục vụ lợi ích của tổ chức.
Nhiệm vụ cuối cùng của PR đó là quản lý các vấn đề, chính là nhận dạng, theo dõi và tiến hành các chính sách liên quan tời công chúng vì lợi ích của tổ chức.
Ngoài ra, một trong những nhiệm vụ chính của bộ phận PR của một tổ chức là xử lý các tình huống khủng hoảng. Quan trọng hơn cả, để trở thành một PR chuyên nghiệp, phải có kiến thức xã hội sâu rộng. PR ngày nay không đơn thuần chỉ là các hoạt động quan hệ báo chí, tổ chức các sự kiện.
PR đã trở thành một công nghệ nên đòi hỏi người làm phải có trình độ chuyên môn cao. PR là người tư vấn chiến lược, đưa ra những phương thức hoạt động cho đối tác. Tính chiến lược là yếu tố xuyên suốt mà các công ty PR phải đảm bảo. Vì thế nhân viên PR không thể không biết sáng tạo.
6. Mỗi quan hệ giữa PR và báo chí
6.1 Quan hệ với báo chí
Trong thời buổi chuyên nghiệp hóa thông tin, người làm công việc PR của các doanh nghiệp/tổ chức được biết đến như “cánh tay phải” của báo chí, đầu mối trong việc thu thập thông tin. Với PR, báo chí chính là kênh truyền tải thông tin hữu hiệu nhất. Nói cách khác, PR và báo chí là mối quan hệ không thể thiếu trong lĩnh vực quảng bá thương hiệu, tạo dựng dư luận, thông tin đến khách hàng với hiệu quả cao, mà chi phí lại thấp.
Ở những năm 60 của thế kỷ XX là giai đoạn khó khăn của người hoạt động PR khi tiếp cận với báo chí. Hầu hết những người làm PR thời đó đều là các nhà báo. Các nhà báo này, thường bị coi rẻ khi chuyển sang lĩnh vực PR
Sau một thời gian, khi PR phát triển hơn, những tin tức quan trọng và đáng đưa tin đã được các nhà hoạt động PR liên tục cung cấp cho báo chí.
Quan hệ với báo chí có thể nằm ngay ở trung tâm của một loạt các hoạt động.
Ví dụ, khi đối mặt với xử lý các cuộc khủng hoảng , việc tiếp xúc và tác động qua lại với truyền thông là điều hết sức cần thiết. Trong quan hệ cộng đồng, thiết lập và duy trì các mối quan hệ giữa các tổ chức với các nhóm cộng đồng chịu sự tác động qua lại lẫn nhau sẽ thường xuyên cần đến sự tiếp xúc của truyền thông.
Những sự kiện và tài trợ đặc biệt thường là cầu nối để truyền thông mang một thông điệp, một tin bài hay một hình ảnh tới đông đảo công chúng. Chính vì vậy, các chiến dịch chính trị đều được triển khai trên các diễn đàn báo chí và truyền thông
Ví dụ
Để người dân được hưởng lợi nhiều hơn từ Viễn thông, Internet
Các chính sách phát triển Internet, cấp giấy phép di động 3G, đưa Internet về nông thôn, trường học sẽ được Bộ TT-TT đẩy mạnh triển khai trong thời gian tới
Tuy nhiên, không phải mọi thông tin PR cung cấp đều có thể sử dụng cho báo chí. Báo chí có cách xử lý thông tin riêng thep nghiệp vụ, yêu cầu của báo chí. Người làm báo phải có ý thức kiểm tra, đối chiếu để tránh vi phạm khi đưa tin bài về các vấn đề nhạy cảm hoặc thuộc bí mật quốc gia
Quan hệ báo chí đôi khi là sự tiếp cận , tiếp xúc đều đặn với một số mối quan hệ có chọn lọc, hoặc là nó cũng có nghĩa là xoay xở, đối phó với hàng trăm nhân viên truyền thông ở một sự kiện quốc gia.
Ở bất kỳ cấp độ nào, việc tiếp xúc với truyền thông đóng góp một phần đáng kể không thể tách rời trong các hoạt động PR, và không nên xem nhẹ hoặc đánh giá thấp tác động của nó.
Một phương tiện liên lạc chính giữa PR với báo chí chính là thông cáo báo chí. Rất nhiều PR hăng say viết TCBC, nhưng lại không nắm được một nguyên tắc cơ bản của thông cáo báo chí là cần chính xác, thông tin đầy đủ, thực hiện đúng và đầy đủ quy tắc 5W.
6.2 Vai trò của PR đối với báo chí
Theo nghiên cứu thống kê cho thấy 30% các bài báo lấy từ thông cáo báo chí của các tổ chức. Trong số đố 20% được sử dụng nguyên văn hoặc sửa một chút
Những nhà hoạt động PR, họ thấy được vai trò thiết yếu của họ đối với truyền thông và truyền thông cũng là công cụ có sức mạnh thuyết phục ghê gớm, và là phương tiện truyền tải thông tin tới các nhóm công chúng khác. Rõ ràng đây là mỗi quan hệ hai chiều, qua lại giữa báo chí và PR.
PR phải làm cho nhà báo hiểu rõ công việc của mình
Về phía PR, cần phải xác định tiêu chí quan hệ rõ ràng, đừng lẫn lộn, áp đặt nhà báo. Cụ thể, PR cần đi sâu vào hoạt động của mình hơn là chỉ chú trọng đầu tư cho quan hệ.
Nhất là trong tư vấn cho doanh nghiệp lên kế hoạch truyền thông cho bất kỳ sự kiện nào. Vì để sự kiện trở thành đề tài hấp dẫn cho nhà báo, thay vì sử dụng tiền, quan hệ để tạo áp lực, tại sao các PR không tư vấn để doanh nghiệp cung cấp thông tin hoặc tạo ra các sự kiện, đầu mối thông tin hấp dẫn cho nhà báo dễ dàng tác nghiệp.
Một sự kiện, một sản phẩm chỉ cần có giá trị đích thực thì vai trò của PR là nâng tầm, đánh bóng giá trị đó trở thành một sự kiện hấp dẫn lôi cuốn truyền thông, qua đó tạo sự hấp dẫn cho khách hàng và cộng đồng, từ đó tạo hiệu ứng tích cực cho doanh nghiệp. Đó mới chính là một PR giỏi và thành công.
Dùng các ấn phẩm thương mại, hoặc chuyên ngành cũng như việc dùng các loại hình phát thanh truyền hình mới sẽ giúp hướng tới nhóm công chúng hẹp hơn và có thể mang đến hiệu quả nhất định. Có thể dùng phương tiện truyền thông để thúc đẩy, kích thích việc giao tiếp hai chiều.
Thực chất, PR cung cấp thông tin cho báo chí, còn báo chí cung cấp thông tin cho những người làm PR thông qua việc đọc, theo dõi và lắng nghe các phương tiện truyền thông hàng ngày.
Các nhà hoạt động PR sử dụng báo chí trong vài trò quản lý xã hội: đó là giám sát các xu hướng, theo dõi các chính sách hay pháp luật của chính phủ, các quan điểm đưa ra. Trong việc giám sát tin tức hàng ngày, rất nhiều lĩnh vực phải được xem xét, đánh giá các xu hướng và ý kiến công chúng.
Nhà hoạt động PR luôn có sẵn thông tin để sẵn sàng cung cấp cho nhà báo khi cần
Ví dụ:
Con số tài chính (lợi tức hàng năm, tổng lãi..)
thị phần, tài liệu về cá nhân các vị tổng giám đốc và lãnh đạo công ty
Dư luận thì luôn đa chiều, nhưng phải nhìn thẳng vào thực tế, rằng các Công ty có chức năng sản xuất phim dài tập và các chương trình truyền hình đang trở thành một phần tất yếu, trong sự phát triển như vũ bão của truyền hình – phương tiện truyền thông có quyền năng và tầm ảnh hưởng bậc nhất tại VN hôm nay.
6.3 Vai trò của báo chí đối với PR
Sự đa dạng của các phương tiện truyền thông đã cung cấp cơ hội cho những nhà hoạt động PR. Những tờ báo in, chương trình phát thanh, truyền hình, báo trực tuyến ngày càng nhiều giúp cho PR hoạt động trên diện rộng, ở mọi nguồn phương tiện
Đối với báo in:
Mục đích đầu tiên của PR khi quan hệ với báo in không phải là phát ra các thông cáo báo chí, hoặc giải đáp các câu hỏi của các nhà báo, mà mục đích chính của quan hệ với báo in là nâng cao danh tiếng của một tổ chức và các sản phẩm của nó, cũng như để tác động và thông tin cho những đối tượng công chúng mục tiêu.
Sự đa dạng của các tờ tuần báo và báo ngày được xuất bản nhiều làm tăng khả năng tiếp cận trên cơ sở địa lý với từng nhóm đối tượng công chúng cụ thể.
Đặc biệt các tạp chí, bản chất của nó là phục vụ một nhóm đối tượng cụ thể nhất định. Điều này, có nghĩa là sẽ có nhiều người tiếp cận với chúng tuỳ theo nghề nghiệp, sở thích ,giới và mối quan tâm của họ.
Chính nó giúp các nhà hoạt động PR thuận lợi trong việc thiết lập chiến dịch PR.
Khi mà xác định đúng các ấn phẩm phù hợp với các yêu cầu mà người chủ cần, hoặc do khách hàng đặt thì PR sẽ trở thành một dịch vụ mang lại lợi nhuận.
Với phát thanh, truyền hình, PR có một lợi thế rõ rệt khi sử dụng chúng.
Điều rõ ràng nhất là chúng tiếp cận được hàng triệu người trên khắp đất nước mỗi ngày. Hơn nữa, phát thanh và truyền hình thu hút sự chú ý của công chúng và gây tác động vào trí nhớ mạnh hơn. Vì khi công chúng theo dõi hoặc lắng nghe một chương trình nào đó, các sự vật hiện tượng sẽ đập ngay vào mắt, âm thanh được truyền qua tai, giúp nhớ hình ảnh và âm thanh hơn báo in.
Tất cả, những yếu tố trên đã trở thành điều kiện thuận lợi cho PR hoạt động.
Nghề PR là nghề mang tính dây chuyền rất cao. Mỗi cá nhân là một bánh tàu, và chỉ cần cá nhân đó không hoàn thiện nhiệm vụ của mình thì cả đoàn tàu sẽ…lao đao. Cho nên các khâu của PR móc xích lại và nhanh chóng tận dụng cơ hội để thực hiện chiến lược của mình. Điều quan trọng là phải sản xuất ra những đoạn tin bài hấp dẫn, ấn tượng, khéo léo nhưng phải mang giá trị thông tin nhất định.
Với báo mạng điện tử.
Hiện nay, các bộ phận PR đã có các chuyên gia, hoặc nhóm kỹ thuật làm nhiệm vụ giao tiếp thông qua internet giúp khách hàng truy cập vào trang Web một cách nhanh chóng.
Các nhà báo cũng sử dụng internet như một nguồn tin quan trọng để nghiên cứu và đưa tin. Hiện nay, một số các phóng viên đều lên mạng và trao đổi thư điện tử như một nguồn tin chính trong quan hệ thư từ với PR.
Đối với mỗi cá nhân hoạt động PR, cần thành thạo các thao tác kỹ thuật máy tính và biết sử dụng internet, đó là điều kiện cần thiết để hoạt động nghề nghiệp.
Internet vì vậy, đã mở ra mối quan hệ hai chiều giữa tổ chức với nội bộ, giữa tổ chức và công chúng, và giữa tổ chức với báo chí. Nhờ những tính năng và đặc trưng đa phương tiện của báo mạng, họ có thể gửi thông tin đi và có thể nhận ngay phản hồi.
Cách thức tổ chức trên internet nó khác so với truyền hình, phát thanh, báo in. Thông qua thư điện tử, các trang web, báo chí và PR cung cấp thông tin và quảng bá thương hiệu rất thuận lợi. Ngày nay, các nhà báo sử dụng thông tin trên mạng như một nguồn tin chủ yếu của một tổ chức. Các nhà PR giao tiếp, trao đổi với nhà báo qua thư điện tử, diễn đàn, các trang Web.
7. Kết luận
Nghề PR là nghề luôn đòi hỏi sự đổi mới, bởi nó vận động phát triển không ngừng theo sự dòng chảy của xã hội. Chính vì thế, để trở thành một chuyên viên PR giỏi cần phải có kiến thức nền tảng vững vàng, năng lực tư duy độc lập, sáng tạo và khả năng làm việc nhóm tốt. Nhưng tất cả những thứ đó chỉ là điều kiện cần, còn điều kiện đủ chính là thái độ làm việc nghiêm túc, cẩn thận, tỉ mỉ đến từng chi tiết. Vì có những chi tiết rất nhỏ, tưởng như không đáng nhưng lại vô cùng quan trọng, làm nên thành công cho cả một chương trình.
Đặc biệt Một chuyên viên PR phải luôn sẵn sàng cho các dự án mới của công ty, phải có những ý tưởng mới, không trùng lặp với ý tưởng của bất kỳ ai nếu không muốn bị bỏ lại đằng sau các đồng nghiệp khác. Và khi hiện thực hoá những ý tưởng ấy, công việc lại đòi hỏi sự tỉ mỉ
Ngoài ra PR và báo chí phải xây dựng mối quan hệ tốt hơn. PR cần cung cấp thông tin trung thực để tạo uy tín. Báo chí cần phản ánh chân thực về các sự kiện, vấn đề, không bẻ cong ngòi bút của mình. Truyền thông hai chiều để tránh tình huống bất lợi và ngày càng xây dựng mối quan hệ chặt chẽ, giúp đỡ nhau về cung cấp và truyền tải thông tin.
Công Ty TNHH BK Media Việt Nam
Hotline: 0962.962.606
Văn phòng: 48C, ngõ 155 Cầu giấy, Hà Nội
Email: Bkmediavnn@gmail.com